Ngoại khóa tập thể
1. Thời gian: 1 ngày (Cụ thể tùy theo đăng ký của nhà trường)
2. Đối tượng tham gia:
Dành cho các trường/tập thể số lượng>200 người Tuổi: 11 – 18
3. Địa điểm: Đền Đô, Đình Bảng, Chùa Kim Đài – Xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. (Cách TT Hà Nội 30km)
Đền Đô hay Đền Lý Bát Đề, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ 8 vị vua nhà Lý, tọa lạc trên đất Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh là quê hương phát tích của nhà Lý. Vị vua khởi đầu của nhà Lý là Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), là vị vua đã ban chiếu dời đô và khai sáng kinh đô Thăng Long. Đền rộng hơn 30,000m2, với 20 hạng mục công trình chia thành nội và ngoại thành. Cụ thể nội thành có Chính điện, Tiền tế, Cổ Pháp điện, trạm khắc “Chiếu dời đô” và “Nam quốc sơn hà” cùng nhiều công trình khác, trong khi ngoại thành có Nhà văn, Nhà võ, Thủy Đình và Hồ Bán Nguyệt. Đền còn thờ các vị quan văn võ có công phò tá nhà Lý như Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt.
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng và bề thế nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng từ năm 1700. Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng và gìn giữ các giá trị kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc độc đáo của dân tộc. Đình thờ 3 vị nhiên thần: Cao Sơn đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ đại vương (Thần Trồng Trọt), là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Đến với Đình Bảng, các em học sinh sẽ thực sự được sống trong không gian thuần Việt và tự hào với những giá trị truyền thống của ông cha để lại.
Chùa Kim Đài được xây dựng từ thế kỷ thứ 8, tương truyền là nơi Lý Công Uẩn, người khai sinh ra nhà Lý, lúc nhỏ từng là một chú tiểu tu tại chùa này. Thời nhà Lý, đây là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất. Trong chùa có điện Tam Bảo, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, hậu cung với tượng Phật Thích Ca, Di Lặc, A di đà... Nơi đây còn thờ thiền sư Lý Khánh Vân cha nuôi và bà Phạm thị, thân mẫu Lý Công Uẩn. Chùa mang đến cho du khách không gian linh thiêng của Phật pháp và sự thanh tịnh của các bậc tu hành đắc đạo nơi đây.
*Đền Đô, Đình Bảng và Chùa Kim Đài, mỗi địa danh sách nhau 500-700m, nằm tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Trung tâm Hà Nội 30km.
4. Giới thiệu tóm tắt
Con đường Kình Bắc được thiết kế thành một hành trình khám phá và tăng cường hiểu biết về các giá trị di sản văn hóa của dân tộc gồm: Di sản văn hóa vật thể như: Đình – Đền – Chùa và Di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ dâng hương – Trò chơi dân gian – Hát Quan Họ. Chương trình cũng tái hiện lại con đường trưởng thành của vị vua khai sáng kinh thành Thăng Long, vua Lý Thái Tổ, từ khi còn là một chú tiểu tu ở chùa Kim Đài, trưởng thành trong lòng nhân dân và hấp thu những tinh hoa truyền thống của dân tộc tại làng Đình Bảng, cho đến khi trở thành vị Hoàng đế khai nghiệp cho 8 đời vua nhà Lý được thờ tự tại Đền Đô. Toàn bộ các giá trị di sản và con đường trưởng thành của vua Lý Thái Tổ sẽ được các học sinh tìm hiểu thông qua các hoạt động trải nghiệm và tương tác xuyên suốt trong cả chương trình.
5. Lịch trình
Thời gian | Hoạt động |
7:30 – 8:00 | Có mặt tại địa điểm tập kết (Trường) và điểm danh nhận nhóm |
8:00 | Xuất phát |
8:00 – 9:00 | Hoạt động trên xe : - Lập nhóm: đặt tên, bầu nhóm trưởng, khẩu hiệu nhóm… - Các trò chơi giới thiệu và làm quen như: “Bí ẩn hành trình”, “Đánh trống lảng”, “Thử tài ăn sáng”, “Ý kiến khán giả” |
9:00 | Đến Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh |
9:00 – 9:30 | Tập trung theo nhóm, di chuyển sang đình Đình Bảng, giới thiệu địa danh, phổ biến luật chơi |
9:30 – 11:30 | Hoạt động trải nghiệm: HỘI LIM – GÌN GIỮ DI SẢN PHI VẬT THỂ |
9:30 – 10:00 | Lễ dâng hương tại Đền Đô, là phần lễ của Hội Lim, tưởng nhớ công đức của 8 vị vua nhà Lý cùng các quan tướng có công phò tá nhà Lý, giữ gìn giang sơn như Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt. |
10:00 – 10:45 | Trò chơi dân gian, là phần hội của Hội Lim với các trò chơi như: “Cà kheo tiếp sức”, “Bịt mắt bắt gà”, “Khắc nhập khắc xuất” |
10:45 – 11:30 | Nghe hát Quan Họ, là phần chính hội quan trọng nhất của Hội Lim, lắng nghe các liền anh, liền chị hát quan họ trên Hồ Bán Nguyệt |
11:30 – 13:00 | Ăn trưa, nghỉ ngơi tại Đền Đô |
13:00 – 14:45 | Hoạt động trải nghiệm: BƯỚC ĐƯỜNG LÝ THÁI TỔ Chặng 3: Chùa Kim Đài – “Tuổi thơ yên bình”, với các hoạt động: - Thử thách: Ma trận luân hồi - Tìm hiểu chùa: Truy tìm Quốc bảo Chặng 2: Đình Bảng – “Lớn lên trong lòng dân tộc”, với các hoạt động: - Thử thách: Đồng sức đồng lòng - Tìm hiểu đình: Nhận diện Tứ linh Chặng 1: Đền Đô – “Dựng xây Vương triều Lý”, với các hoạt động: - Thử thách: Thuyền rồng dời đô - Tìm hiểu đền: Di chiếu tiên vương *Học sinh sẽ sử dụng bảng ô chữ, bản đồ và bản giới thiệu cùng các câu đố gắn liền với giá trị nổi bật của các địa danh để tìm ra từ khóa cuối cùng. |
14:45 – 15:00 | Trao quà cho các nhóm thắng cuộc (bánh Phu Thê), thu dọn đồ đạc, di chuyển ra xe |
15:00 | Khởi hành về trường (địa điểm tập kết) |
15:00 – 16:00 | Hoạt động: Tổng kết các hoạt động trong ngày, rút ra các bài học và tham gia các trò chơi thư giãn trên xe như: “Quan họ đừng về”, “Thề non hẹn biển”, “Đua thuyền trên xe” |
16:00 | Về tới địa điểm tập kết, kết thúc chuyến hành trình |
*Lưu ý: Tùy vào đối tượng tham gia và hoàn cảnh, các trò chơi có thể được điều chỉnh, thay đổi và luân chuyển cho phù hợp, tạo chất lượng cao nhất cho chương trình.
6. Lợi ích đạt được khi tham gia
- Phân biệt được sự khác nhau giữa Đình – Đền – Chùa. Hiểu biết các giá trị văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc. Trải nghiệm các giá trị văn hóa phi vật thể.
- Niềm vui, sự hứng khởi, giải tỏa các áp lực học tập và cân bằng trong cuộc sống.
- Sự tự tin, hòa đồng với những người bạn mới, bạo dạn trước đám đông, thể hiện được cá tính và khả năng của bản thân.
- Khuyến khích tinh thần tìm tòi, khám phá, trải nghiệm từ thế giới bên ngoài
- Ý thức kỷ luật thông qua việc hiểu và tuân thủ theo các luật chơi, hướng dẫn của TNV và các nền nếp khi tham gia chương trình như: không vứt rác bừa bãi, đi theo hàng lối, điểm danh.
- Các kỹ năng mềm từ các trò chơi như làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo, rèn luyện áp dụng trí thông minh trong thực tế cuộc sống thông qua giải câu đố, tìm mảnh ghép và các tình huống của các trò chơi tập thể trong chương trình.
7. Cơ cấu tổ chức
Nhân sự tổ chức trong chương trình theo mô hình 4T được phân cấp như sau:
Cấp 1 – Nhóm: Có 6-10 học viên, tương đương với 1 tổ. Phụ trách mỗi nhóm là 1 TNV nhóm theo sát 24/24h. Ngoài ra nhóm có Nhóm trưởng được bầu từ các học viên trong nhóm.
Cấp 2 – Đội: Có 20 – 40 học viên, tương đương với 1 lớp, gồm 3-4 nhóm. Phụ trách mỗi đội là 1 Đội trưởng.
Cấp 3 – Khu: Có 80 – 120 học viên, tương đương với 1 khối, gồm 3-4 đội. Phụ trách mỗi khu là 1 Khu trưởng.
Cấp 4 – Đoàn: Có 200 – 500 học viên, tương đương với 1 trường, gồm 3-4 khu. Phụ trách mỗi đoàn là Ban Tổ Chức (BTC) chương trình gồm Trưởng và phó BTC, các nhóm Trợ lý, Hậu cần, An ninh, Y tế.
*Đội an ninh chốt chặn xung quanh khu vực dã ngoại (1 TNV/200m) đảm bảo tuyệt đối học sinh không đi lạc khỏi khu vực dã ngoại đã quy định.
*Bộ đàm được sử dụng để liên hệ giữa BTC với các Khu trưởng và Hậu cần.
8. Đăng ký tham gia
Đại diện trường/tập thể mong muốn tham gia vui lòng liên hệ:
SĐT: 04 3773 96 32 / info@4t.org.vn / Hotline: 0988 913 860 (Mr Lâm)
Rất hân hạnh được hợp tác cùng quý trường vì mục tiêu phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam!
Số lượt đọc: 17462 - Cập nhật lần cuối: 22/03/2011 15:41