Ngoại khóa tập thể
1. Thời gian: 1 ngày (Cụ thể tùy theo đăng ký của nhà trường)
2. Đối tượng tham gia:
Dành cho các trường/tập thể số lượng>200 người Tuổi: 10 – 18
3. Địa điểm: Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ba Vì, Hà Nội (Cách TT Hà Nội 40km)
Làng văn hóa-du lịch các dân tộc Việt Nam là trung tâm hoạt động văn hóa, du lịch mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Trong đó đặc biệt là khu các làng dân tộc với việc tái hiện lại đời sống thực tế của đồng bào Tây Bắc: Tày – Thái – Mông – Dao, Tây Nguyên: Chăm – Khơme - Chơ ro, cùng Kinh, Mường… Làng văn hóa thực sự là một nơi lý tưởng cho các em học sinh để trải nghiệm và học hỏi các giá trị truyền thống của các dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam.
4. Giới thiệu tóm tắt chương trình
Chương trình ngoại khóa có chủ đề: “Hành trình văn hóa” với ý nghĩa: Cả chuyến đi sẽ là một hành trình, trong đó các bạn học sinh cùng nhau tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, cùng nhau vượt qua các thử thách dưới dạng các hoạt động văn hóa, phong tục tập quán (Lễ hội Cồng Chiêng, giã gạo, nhà Rông…) và tham gia các trò chơi kỹ năng được thiết kế khéo léo gắn liền với các loại hình hoạt động đó. Trải qua toàn bộ chuyến hành trình các em sẽ học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới, hiểu biết thêm nhiều phong tục tập quán và nét đẹp văn hóa của các dân tộc anh em, để từ đó thêm tự hào và thêm yêu đất nước, con người quê hương Việt Nam.
5. Lịch trình
Thời gian | Hoạt động |
7:30 – 8:00 | Có mặt tại địa điểm tập kết (Trường) và điểm danh nhận nhóm |
8:00 | Xuất phát |
8:00 – 9:00 | Hoạt động trên xe : - Lập nhóm: đặt tên, bầu nhóm trưởng, khẩu hiệu nhóm… - Các trò chơi giới thiệu: Tiếng gọi già làng, Voi con Bản Đôn, Thi tài ẩm thực. |
9:00 | Đến Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam |
9:00 – 9:30 | Nhận trại, tập kết đồ, vệ sinh, tập trung |
9:30 – 11:30 | Hoạt động trải nghiệm - PHẦN 1 : BUÔN LÀNG KHOE SẮC Với các hoạt động tìm hiểu văn hóa và trò chơi mô phỏng phong tục tập quán song song: Mật thư và câu đố được sử dụng cho từng chặng hoạt động buổi sáng - Văn hóa: Nhà dài Ê đê – Trang phục người Mạ - Raglai vào mùa - Trò chơi: Vượt sông Sê San hùng vĩ – Giã gạo ngàn cân – Lên rẫy trỉa ngô. |
11:30 – 12:00 | Vệ sinh cá nhân (rửa tay chân) và nghỉ ngơi |
12:00 – 13:00 | Ăn trưa theo đội, nghỉ trưa cùng các trò chơi thư giãn trong nhóm |
13:00 – 14:30 | Hoạt động trải nghiệm – PHẦN 2: ÂM VANG TÂY NGUYÊN Với các hoạt động tìm hiểu văn hóa và trò chơi mô phỏng phong tục tập quán song song: - Văn hóa: Lễ hội Cồng Chiêng – Nhà Rông Gia Rai – Tiếng nói Hre - Trò chơi: Chạm trán nữ thần mặt trời – Đưa nước về làng –– Bước chân Đam San thần tốc Ô chữ và câu đố được sử dụng cho từng chặng hoạt động buổi chiều |
14:30 – 14:45 | Trao thưởng cho các nhóm hoạt động tích cực trong các đội |
12:00 – 13:00 | Ăn trưa theo đội, nghỉ trưa cùng các trò chơi thư giãn trong nhóm |
14:45 – 15:00 | Vệ sinh khu vực trại, vệ sinh cá nhân và thu dọn đồ đạc, chuẩn bị ra về |
15:00 | Khởi hành về trường (địa điểm tập kết) |
15:00 – 16:00 | Hoạt động: Tổng kết các hoạt động trong ngày, bài học ngộ nghĩnh và các trò chơi thư giãn trên xe như: Tiếng vọng đại ngàn, Nhịp chày Bom Bo, Hành trình văn hóa (Cuộc thi) |
16:00 | Về tới địa điểm tập kết, kết thúc chuyến hành trình |
*Lưu ý: Tùy vào đối tượng tham gia và hoàn cảnh, các trò chơi có thể được điều chỉnh, thay đổi và luân chuyển cho phù hợp, tạo chất lượng cao nhất cho chương trình.
6. Lợi ích đạt được khi tham gia
- Tăng cường hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
- Niềm vui, sự hứng khởi, giải tỏa các áp lực học tập và cân bằng trong cuộc sống.
- Sự tự tin, hòa đồng với những người bạn mới, bạo dạn trước đám đông, thể hiện được cá tính và khả năng của bản thân.
- Khuyến khích tinh thần tìm tòi, khám phá, trải nghiệm từ môi trường xung quanh.
- Ý thức kỷ luật thông qua việc hiểu và tuân thủ theo các luật chơi, hướng dẫn của TNV và các nền nếp khi tham gia chương trình như: không vứt rác bừa bãi, đi theo hàng lối, điểm danh.
- Các kỹ năng mềm từ các trò chơi như làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo, rèn luyện áp dụng trí thông mình trong thực tế cuộc sống thông qua giải mật thư, câu đố, bản đồ và các tình huống của các trò chơi trong chương trình.
7. Cơ cấu tổ chức
Nhân sự tổ chức trong chương trình theo mô hình 4T được phân cấp như sau:
Cấp 1 – Nhóm: Có 6-10 học viên, tương đương với 1 tổ. Phụ trách mỗi nhóm là 1 TNV nhóm theo sát 24/24h. Ngoài ra nhóm có Nhóm trưởng được bầu từ các học viên trong nhóm.
Cấp 2 – Đội: Có 20 – 40 học viên, tương đương với 1 lớp, gồm 3-4 nhóm. Phụ trách mỗi đội là 1 Đội trưởng.
Cấp 3 – Khu: Có 80 – 120 học viên, tương đương với 1 khối, gồm 3-4 đội. Phụ trách mỗi khu là 1 Khu trưởng.
Cấp 4 – Đoàn: Có 200 – 500 học viên, tương đương với 1 trường, gồm 3-4 khu. Phụ trách mỗi đoàn là Ban Tổ Chức (BTC) chương trình gồm Trưởng và phó BTC, các nhóm Trợ lý, Hậu cần, An ninh, Y tế.
*Đội an ninh chốt chặn xung quanh khu vực dã ngoại (1 TNV/200m) đảm bảo tuyệt đối học sinh không đi lạc khỏi khu vực dã ngoại đã quy định.
*Bộ đàm được sử dụng để liên hệ giữa BTC với các Khu trưởng và Hậu cần.
8. Đăng ký tham gia
Đại diện trường/tập thể mong muốn tham gia vui lòng liên hệ:
SĐT: 04 3773 96 32 / info@4t.org.vn / Hotline: 0988 913 860 (Mr Lâm)
Rất hân hạnh được hợp tác cùng quý trường vì mục tiêu phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam!
Một số hình ảnh về các chương trình Hành trình văn hóa Trung tâm 4T đã tổ chức:
Số lượt đọc: 18057 - Cập nhật lần cuối: 22/03/2011 15:43